Nhà cổ "giá nào cũng không bán" của lão nông xứ Quảng
Ngôi nhà gỗ cổ từng có nhiều kẻ "máu mặt" nghe tiếng tìm đến thương lượng mua nhưng nhiều thế hệ nhà ông Hoan nhất định không bán.“Ngôi nhà cổ gỗ mít ròng cha ông để lại đến tôi là đời thứ 4. Khi chết tôi sẽ chuyển lại cho con cháu và quyết tâm gìn giữ như một báu vật...” - lão nông Nguyễn Đình Hoan (Quảng Nam) nói.
Nhà cổ có một không hai
Với kiến trúc độc đáo, ngôi nhà cổ của ông Nguyễn Đình Hoan ở làng Lộc Yên, thôn 4 xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước (Quảng Nam) được nhiều nhà nghiên cứu và giới sưu tầm khẳng định là độc nhất vô nhị.
Theo ông Hoan, ngày còn sống, cha ông là Nguyễn Huỳnh Anh kể rằng ngôi nhà được xây năm 1850, từ thời cụ cố Nguyễn Đình Hoằng - từng giữ chức Cửu phẩm bá hộ thời đó. Nhà do nhóm thợ làng mộc Vân Hà, Tam Thành, Tam Kỳ (nay là huyện Phú Ninh) xây dựng rõng rã suốt 3 năm trời.
Ngôi nhà có kiến trúc nhà rường Quảng Nam với 3 gian 2 chái, 8 cây cột nhất gỗ mít ròng, 16 cây cột nhì, 12 cây cột chái và vì kèo, xuyên, trính, đầu hồi... chạm trổ công phu được dựng trên khu đất có thế đắc địa về phong thuỷ.
Trước cửa nhà là dãy núi Hòn Ngang làm bình phong che chắn, sau lưng tựa vào núi Gò Tròn làm điểm tựa. Bước qua ngõ đá rêu phong là Vũng Trâu Lội - nơi thuỷ tụ từ hai con suối nhỏ không tên giao nhau.
Trải qua hàng trăm năm, ngôi nhà đã nhiều lần sữa chữa nhưng những giá trị kiến trúc vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.Đặc biệt, ngôi nhà ấn tượng ở không gian kiến trúc, với những nét chạm khắc tinh vi trên từng vì kèo. Các đầu kèo, đuôi kèo được trang trí hình con Giao và lá Cúc cách điệu. Phần bụng kèo là chim trĩ, tùng lộc, nho - sóc, cổ đồ, hoa lan, mai, quả điệp... bụng kèo chạm lộng dây hoa cúc cách điệu, tỉ mỉ đến từng chi tiết.
Chuyện lão nông chê tiền tỷ
Lão nông Nguyễn Đình Hoan, người thừa kế tụ ngôi nhà cổ độc đáo, nhớ mãi lời dặn của tổ tiên, rằng bằng cách nào cũng phải gìn giữ báu vật vô giá này. Vì thế, thời tao loạn, cha con lão nông Nguyễn Đình Hoan đã từng lấy mạng sống của mình ra bảo vệ căn nhà.
Đó là vào năm 1939, Ngô Đình Diệm lúc đó là thượng thư, vào Quảng Nam chơi với anh mình là tổng đốc Ngô Đình Khôi, nghe tiếng ngôi nhà tìm đến thương lượng mua cho bằng được.
Cha tui kể: Vào buổi trưa, cả làng Lộc Yên náo loạn khi Tri huyện Tiên Phước Phạm Xuân Chánh dẫn đầu đoàn người ngựa đi trước, phía sau là Thượng thư Ngô Đình Diệm. Vào đến nhà, ông Chánh mới nói: Cụ thượng muốn mua lại căn nhà! Cha tui dứt khoát từ chối rồi chỉ lên câu đối treo trên cột và đọc sang sảng ‘Tổ đức càn khôn đại. Tôn công nhật nguyệt đường’ (Tạm dịch: Căn nhà ông cố để lại coi như được dựng nên từ phước đức ông bà, không thể bán được).
Không thuyết phục mua được căn nhà, trưa hôm đó Ngô Đình Diệm nghỉ ngay trên bộ phản nay vẫn còn, đem thức ăn tự mang theo ra ăn rồi về.
Đến năm 1960, khi đã làm Tổng thống, Ngô Đình Diệm một lần nữa nhờ người mai mối tìm mua lại căn nhà này nhưng cũng bị từ chối thẳng thừng. Chính quyền địa phương gọi cha tui lên và o ép nhưng ông nói ‘Thà chết còn hơn bán hương hoả ông bà", ông Hoan nhớ lại.Rồi chiến tranh bom đạn cày xới vùng đất này, nhưng đến nay, ngôi nhà vẫn vẹn nguyên.Bên trong ngôi nhà cổ làm bằng gỗ mít ròng với những chạm trổ tinh vi hiện vẫn còn lưu giữ.
Căn nhà còn lưu giữ nguyên vẹn dấu tích của một thời của chủ nhân, từ bộ phản gỗ, tủ thờ, cặp trường kỷ, bức hoành phi, chiếc bàn tự xoay cùng những nét hoa văn chạm khắc trên những vì kèo.
Nguồn: Vũ Trung - Kim Thiện/vietnamnet
Nhà cổ có một không hai
Với kiến trúc độc đáo, ngôi nhà cổ của ông Nguyễn Đình Hoan ở làng Lộc Yên, thôn 4 xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước (Quảng Nam) được nhiều nhà nghiên cứu và giới sưu tầm khẳng định là độc nhất vô nhị.
Theo ông Hoan, ngày còn sống, cha ông là Nguyễn Huỳnh Anh kể rằng ngôi nhà được xây năm 1850, từ thời cụ cố Nguyễn Đình Hoằng - từng giữ chức Cửu phẩm bá hộ thời đó. Nhà do nhóm thợ làng mộc Vân Hà, Tam Thành, Tam Kỳ (nay là huyện Phú Ninh) xây dựng rõng rã suốt 3 năm trời.
Ngôi nhà có kiến trúc nhà rường Quảng Nam với 3 gian 2 chái, 8 cây cột nhất gỗ mít ròng, 16 cây cột nhì, 12 cây cột chái và vì kèo, xuyên, trính, đầu hồi... chạm trổ công phu được dựng trên khu đất có thế đắc địa về phong thuỷ.
Trước cửa nhà là dãy núi Hòn Ngang làm bình phong che chắn, sau lưng tựa vào núi Gò Tròn làm điểm tựa. Bước qua ngõ đá rêu phong là Vũng Trâu Lội - nơi thuỷ tụ từ hai con suối nhỏ không tên giao nhau.
Trải qua hàng trăm năm, ngôi nhà đã nhiều lần sữa chữa nhưng những giá trị kiến trúc vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.Đặc biệt, ngôi nhà ấn tượng ở không gian kiến trúc, với những nét chạm khắc tinh vi trên từng vì kèo. Các đầu kèo, đuôi kèo được trang trí hình con Giao và lá Cúc cách điệu. Phần bụng kèo là chim trĩ, tùng lộc, nho - sóc, cổ đồ, hoa lan, mai, quả điệp... bụng kèo chạm lộng dây hoa cúc cách điệu, tỉ mỉ đến từng chi tiết.
Chuyện lão nông chê tiền tỷ
Lão nông Nguyễn Đình Hoan, người thừa kế tụ ngôi nhà cổ độc đáo, nhớ mãi lời dặn của tổ tiên, rằng bằng cách nào cũng phải gìn giữ báu vật vô giá này. Vì thế, thời tao loạn, cha con lão nông Nguyễn Đình Hoan đã từng lấy mạng sống của mình ra bảo vệ căn nhà.
Đó là vào năm 1939, Ngô Đình Diệm lúc đó là thượng thư, vào Quảng Nam chơi với anh mình là tổng đốc Ngô Đình Khôi, nghe tiếng ngôi nhà tìm đến thương lượng mua cho bằng được.
Cha tui kể: Vào buổi trưa, cả làng Lộc Yên náo loạn khi Tri huyện Tiên Phước Phạm Xuân Chánh dẫn đầu đoàn người ngựa đi trước, phía sau là Thượng thư Ngô Đình Diệm. Vào đến nhà, ông Chánh mới nói: Cụ thượng muốn mua lại căn nhà! Cha tui dứt khoát từ chối rồi chỉ lên câu đối treo trên cột và đọc sang sảng ‘Tổ đức càn khôn đại. Tôn công nhật nguyệt đường’ (Tạm dịch: Căn nhà ông cố để lại coi như được dựng nên từ phước đức ông bà, không thể bán được).
Không thuyết phục mua được căn nhà, trưa hôm đó Ngô Đình Diệm nghỉ ngay trên bộ phản nay vẫn còn, đem thức ăn tự mang theo ra ăn rồi về.
Đến năm 1960, khi đã làm Tổng thống, Ngô Đình Diệm một lần nữa nhờ người mai mối tìm mua lại căn nhà này nhưng cũng bị từ chối thẳng thừng. Chính quyền địa phương gọi cha tui lên và o ép nhưng ông nói ‘Thà chết còn hơn bán hương hoả ông bà", ông Hoan nhớ lại.Rồi chiến tranh bom đạn cày xới vùng đất này, nhưng đến nay, ngôi nhà vẫn vẹn nguyên.Bên trong ngôi nhà cổ làm bằng gỗ mít ròng với những chạm trổ tinh vi hiện vẫn còn lưu giữ.
Căn nhà còn lưu giữ nguyên vẹn dấu tích của một thời của chủ nhân, từ bộ phản gỗ, tủ thờ, cặp trường kỷ, bức hoành phi, chiếc bàn tự xoay cùng những nét hoa văn chạm khắc trên những vì kèo.
Nguồn: Vũ Trung - Kim Thiện/vietnamnet
Các bài viết khác
- [1001+] THẾ GIỚI PHÀO CHỈ PU TÂN CỔ ĐIỂN MỚI NHẤT
- [9889+] BÁO GIÁ MẪU KHUÔN COMPOSITE ĐÚC BÊ TÔNG CỘT HÀNG RÀO
- [9999+] BẢNG GIÁ KHUÔN NHỰA ĐÚC BÊ TÔNG TRONG XÂY DỰNG NHÀ
- [2552+] BẢNG GIÁ MẪU THI CÔNG PHÀO CHỈ TƯỜNG TÂN CỔ ĐIỂN MỚI NHẤT
- [TOP7777+] BÁO GIÁ THI CÔNG PHÀO CHỈ XI MĂNG MẶT TIỀN RẼ NHẤT
- [1011+] MẪU TƯỢNG BÁC THẠCH CAO NHŨ VÀNG 80CM ĐÚNG CHUẨN QUỐC GIA
- BÁO GIÁ CHẠY CHỈ MẶT TIỀN NHÀ PHỐ
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0913805771
Email: nghia77777@gmail.com
Email: nghia77777@gmail.com
Video clip
- LÀM TRẦN NHÀ ĐẸP
- Đầu cột tròn trang trí
- TRẦN CỔ ĐIỂN VẼ NHỦ VÀNG
- trần thạch cao đẹp
- ĐÓNG TRẦN THẠCH CAO ĐẸP
Thống kê
Đang Online: 51
Tổng lượt truy cập: 9,445,076
Tổng lượt truy cập: 9,445,076